Kiểm Soát Dư Lượng Kháng Sinh Trong Thủy Sản: Nhu Cầu Cấp Bách Của Các Doanh Nghiệp Chế Biến Xuất Khẩu

Kiểm Soát Dư Lượng Kháng Sinh Trong Thủy Sản: Nhu Cầu Cấp Bách Của Các Doanh Nghiệp Chế Biến Xuất Khẩu

    Kiểm Soát Dư Lượng Kháng Sinh Trong Thủy Sản: Nhu Cầu Cấp Bách Của Các Doanh Nghiệp Chế Biến Xuất Khẩu

    Ngành thủy sản Việt Nam đang từng bước khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Theo thống kê, tổng sản lượng đạt 7,9 triệu tấn trong 10 tháng đầu năm 2024, tăng 2,5% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu đạt 8,2 tỷ USD, với các sản phẩm chủ lực như tôm và cá tra duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên, để giữ vững đà phát triển, việc kiểm soát chất lượng, đặc biệt là tồn dư kháng sinh, đang trở thành yếu tố quyết định để đáp ứng các tiêu chuẩn toàn cầu, đồng thời bảo vệ uy tín ngành thủy sản Việt Nam.

    ton-du-khang-sinh-trong-thuy-san

     

    Thực Trạng Và Thách Thức Đặt Ra Cho Ngành Thủy Sản

    Theo báo cáo của FAO, lần đầu tiên trong năm 2022, sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn cầu đã vượt khai thác, với tổng sản lượng đạt 223,2 triệu tấn. Việt Nam tự hào thuộc nhóm 10 quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực này, đóng góp lớn vào chuỗi cung ứng thực phẩm thế giới. Tuy nhiên, các doanh nghiệp đang đối mặt với một loạt thách thức lớnl liên quan đến tồn dư kháng sinh:

    Rủi ro kinh tế:

    • Tổn thất tài chính: Các thị trường lớn như EU và Nhật Bản từ chối nhập khẩu các lô hàng không đạt tiêu chuẩn. Điều này không chỉ gây thiệt hại tài chính mà còn ảnh hưởng đến uy tín quốc gia và doanh nghiệp.
    • Giảm sức cạnh tranh: Sự hiện diện của kháng sinh vượt ngưỡng làm giảm giá trị thương hiệu, khiến doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn khi đối đầu với các nước như Thái Lan và Trung Quốc.
    • Áp lực từ tiêu chuẩn quốc tế:
    • Các tiêu chuẩn như IUU (chống khai thác bất hợp pháp) và các quy định an toàn thực phẩm yêu cầu kiểm soát nghiêm ngặt từ khâu nuôi trồng đến chế biến và xuất khẩu.
    • Đòi hỏi công nghệ kiểm tra tiên tiến để đáp ứng các tiêu chuẩn ngày càng khắt khe từ các thị trường nhập khẩu.
    • Tác động sức khỏe cộng đồng:
    • Việc tồn dư kháng sinh trong thực phẩm có thể dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh.
    • Một số chất cấm như Chloramphenicol có thể gây ngộ độc hoặc bệnh mãn tính nếu tích tụ trong cơ thể người tiêu dùng.

    Sistar Việt Nam: Giải Pháp Kiểm Soát Dư Lượng Kháng Sinh Hiệu Quả

    Để hỗ trợ doanh nghiệp đối phó với thách thức, Sistar Việt Nam cung cấp các bộ kit ELISA là giải pháp kiểm tra dư lượng kháng sinh hiện đại với:

    • Độ chính xác cao: Phát hiện nhanh chóng, chính xác tồn dư kháng sinh như Chloramphenicol, Nitrofurans (AHD, AMOZ, AOZ) ngay cả ở nồng độ thấp.
    • Ứng dụng linh hoạt: Có thể thực hiện trực tiếp tại cơ sở sản xuất hoặc trong phòng thí nghiệm với thời gian xét nghiệm ngắn (chỉ từ 30-90 phút).
    • Quản lý thông minh: Hỗ trợ phần mềm xử lý kết quả, giúp lưu trữ và truy xuất dữ liệu một cách hiệu quả.

    Chloramphenicol

    Thời gian xét nghiệm: 40 phút

    (Thời gian ủ sau khi chuẩn bị mẫu và thuốc thử)

    Phạm vi đường cong chuẩn: 0 – 2 ppb

    Định lượng từ 0.0125 ppb

    Nitrofurans -  Nitrofurantoin (AHD)

    Thời gian xét nghiệm: 30 phút

    (Thời gian ủ sau khi chuẩn bị mẫu và thuốc thử)

    Phạm vi đường cong chuẩn: 0 – 2.5 ppb

    LOD: 0.035 ppb

    Nitrofurans -  Furaltadone (AMOZ)

    Thời gian xét nghiệm: 45 phút

    (Thời gian ủ sau khi chuẩn bị mẫu và thuốc thử)

    Phạm vi đường cong chuẩn: 0 – 5 ppb

    LOD: 0.05 ppb

    Nitrofurans -  Furazolidone (AOZ)

    Thời gian xét nghiệm: 90 phút

    (Thời gian ủ sau khi chuẩn bị mẫu và thuốc thử)

    Phạm vi đường cong chuẩn: 0 – 2.5 ppb

    LOD: 0.035 ppb

     Kiểm Soát Tồn Dư Kháng Sinh: Yếu Tố Quyết Định Thành Công

    Trong tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam lần đầu tiên đạt 1,1 tỷ USD/tháng sau 27 tháng, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng. Tuy nhiên, tăng trưởng này chỉ có thể duy trì khi chất lượng sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế. Kiểm soát tồn dư kháng sinh không chỉ giúp sản phẩm thủy sản Việt Nam vượt qua các rào cản kỹ thuật mà còn mang lại giá trị lâu dài:

    • Bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng: Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm, tăng cường niềm tin từ người tiêu dùng và đối tác quốc tế.
    • Nâng cao năng lực cạnh tranh: Sản phẩm chất lượng cao giúp doanh nghiệp mở rộng thị phần, củng cố vị thế trên thị trường toàn cầu, đặc biệt tại các thị trường khó tính như EU, Mỹ và Nhật Bản. Giúp doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh hiệu quả hơn với các nước trong khu vực như Trung Quốc và Thái Lan.
    • Hướng đến phát triển bền vững: Giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên và hệ sinh thái thủy sản.

    Cam Kết Đồng Hành Cùng Doanh Nghiệp

    Kiểm soát tồn dư kháng sinh không chỉ là yêu cầu, mà còn là cơ hội để ngành thủy sản Việt Nam vươn xa hơn trên bản đồ quốc tế. Với bộ kit ELISA tiên tiến đên từ Sistar Việt Nam, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự tin đáp ứng mọi tiêu chuẩn khắt khe.

    ton-du-khang-sinh-trong-thuy-san

    Liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline (028) 7300 9066 để nhận tư vấn chi tiết và cùng đồng hành xây dựng một ngành thủy sản phát triển bền vững.

    Zalo
    Hotline
    Hotline: 028 7300 9066
    Facebook