SISTAR VIETNAM
Vi bào tử trùng

VI BÀO TỬ TRÙNG

Tên tiếng Anh: Enterocytozoon hepatopenaei.

Viết tắt: EHP

1. EHP - tác nhân gây bệnh chậm lớn trên tôm

Bệnh do vi bào tử trùng (EHP) xuất hiện ở Việt Nam từ đầu năm 2015. Cho đến nay bệnh EHP đang gây thiệt hại rất lớn về kinh tế cho người nuôi tôm.

EHP thường ký sinh trong gan, tụy của tôm và nhân lên gây cản trở tôm hấp thụ chất dinh dưỡng, dẫn đến tình trạng tôm còi cọc, chậm lớn, suy giảm sức đề kháng. Mặc dù là căn bệnh không gây tỉ lệ tử vong cao, EHP lại gây ra thiệt hại về kinh tế rất lớn cho ngành tôm Việt Nam.

Các ao nuôi có tôm mắc bệnh EHP sẽ có mức độ tăng trưởng rất thấp chỉ từ 10 – 40% so với các ao bình thường. Tôm vẫn ăn nhưng sẽ không lớn và hầu như không đạt được size tối thiểu là 100 con /kg. Để có thể giảm thiểu thiệt hại do EHP gây ra thì người nuôi cần hiểu rõ về căn bệnh này, nguồn gốc gây bệnh và các dấu hiệu để phòng ngừa và xử lý kịp thời. Bởi vì, bệnh EHP trên tôm là một căn bệnh không có phương pháp điều trị hiệu quả, và khi đã lây lan sẽ khó kiểm soát.

                                          so-sanh-tom-binh-thuong-va-tom-ehp

2. Những con đường lây nhiễm EHP chính:

- Lây nhiễm theo chiều dọc: EHP có khả năng truyền từ tôm bố mẹ sang ấu trùng tôm con

- Lây nhiễm theo chiều ngang:

  • EHP có thể tồn tại trong thức ăn tươi sống, nhuyễn thể 2 mảnh vỏ, Artemia.
  • Nước cũng là nguyên nhân lây nhiễm EHP vì trong nước có chứa phân tôm, vỏ tôm, thức ăn thừa. Khi thay nước có thể bị nhiễm từ vùng nước có chứa EHP.

                                                         con-duong-lay-nhiem-vi-bao-tu-trung-ehp

3. Phòng ngừa bệnh EHP

Tại các trại tôm giống cần đảm bảo tôm bố, mẹ sạch bệnh và không nhiễm EHP. Trước khi đưa vào cho sinh sản phải kiểm tra tôm bằng phương pháp PCR.

Khi phát hiện nhiễm EHP tại các trại tôm giống: cần phải loại bỏ tất cả tôm từ các trại sản xuất giống. Tất cả các thiết bị, vật dụng trong trại phải được tiệt trùng bằng dung dịch chuyên biệt. Sau đó, toàn bộ trại phải được phơi nắng trong khoảng 1 tuần.

Đối với các ao của người nuôi, cần xét nghiệm tôm post bằng kĩ thuật PCR. Trường hợp trước đó trại đã có lịch sử nhiễm EHP cần xử lí thật kỹ. Vì bào tử của EHP có vỏ rất dày nên nó có khả năng chống chịu lại rất nhiều loại thuốc sát trùng. Chúng ta nên sử dụng vôi sống rải quanh ao để có tác dụng khử trùng tốt nhất.

Vì chưa có phương pháp điều trị hiệu quả, EHP vẫn còn là một bóng ma đối với ngành nuôi tôm của Việt Nam. Kiểm soát nguồn tôm giống vẫn là phương pháp phòng ngừa hiệu quả nhất trong cuộc chiến chống lại căn bệnh này.

4. Giải pháp chẩn đoán bằng kỹ thuật sinh học phân tử

Sistar Vietnam là công ty chuyên về cung cấp các giải pháp chẩn đoán xét nghiệm bệnh thủy sản, đối với bệnh EHP chúng tôi có các bộ Kit cho phương pháp phát hiện bằng kỹ thuật PCR / Realtime PCR với độ chính xác và độ nhạy cao.

                                       EHP-WSSV

️ Để biết thêm thông tin về sản phẩm, vui lòng liên hệ chúng tôi qua Hotline: (028) 73008966 để được tư vấn thêm về sản phẩm.                      

 

Zalo
Hotline